Một số lưu ý khi thi công keo dán gạch lát nền

16-07-2022
Chuẩn bị bề mặt nền và gạch trước khi thi công
  • Bề mặt nền nên được hoàn thiện bằng phương pháp cán ướt, để cho lớp nền khô cứng hoàn toàn từ 5-7 ngày trước khi tiến hành dán gạch. Cần khắc phục bất kì vị trí nào xuất hiện vết nức hoặc chỗ rỗng trước khi dán gạch.
  • Không nên thi công cán nền bằng phương pháp cán hồ khô (cán sống). Vì bề mặt nền chưa được ổn định và co ngót hoàn toàn sẽ gây ra các sự cố bong tróc gạch sau này.
  • Bề mặt nền cần được vệ sinh sạch sẽ, không bám bụi bẩn. Nếu cần có thể tưới nước vệ sinh bề mặt và để khô ráo trước khi dán gạch. 
  • Bề mặt nền có độ lõm không quá 3mm trên mỗi 2m chiều dài sẽ giúp cho việc thi công dễ dàng hơn.
  • Không cần ngâm gạch trong nước. Đối với một số loại gạch có phủ lớp bụi chống trầy mặt sau gạch, nên sử dụng vải ẩm lau sạch và để khô trước khi dán gạch.
  • Lưu ý không pha loãng hỗn hợp keo dán gạch và thi công theo phương pháp hồ dầu loãng.
  • Sử dụng bay răng cưa để thi công keo dán gạch lát nền
  • Nên sử dụng bay răng cưa để thi công keo dán gạch lát nền. Việc thi công bằng bay răng cưa giúp tăng độ phủ của lớp keo, giúp tăng độ bám dính của gạch vào nền và giúp tiết kiệm vật tư.
Tuỳ theo độ dày lớp keo dán gạch nên chọn loại bay có kích cỡ răng cưa phù hợp. Hiện nay trên thị trường có một số loại bay răng cưa như sau:

+ Bay răng cưa V5, U6: tạo độ dày lớp keo dán gạch khoảng 2-3mm, phù hợp thi công các loại gạch mosaic thuỷ tinh, các loại gạch thẻ trang trí, đá tự nhiên, gạch có kích thước dưới 30x60cm,…

+ Bay răng cưa U8,U9: tạo độ dày lớp keo dán gạch khoảng 3-4mm, phụ hợp thi công các loại gạch 30×60 đến 60×1,2m.

+ Bay răng cưa U10, C12: tạo độ dày lớp keo dán gạch khoảng 5-7mm, phù hợp các loại gạch khổ lớn lên đến 1mx3m, đá hoa cương, đá tự nhiên các loại,…

Lưu ý, đối với các loại gạch có xương gạch to (mặt sau gạch nhiều gồ ghề), hoặc gạch có kích thước từ 60×60 trở lên, nên trát thêm một lớp keo dán gạch mỏng mặt sau gạch trước khi dán gạch.

Tin liên quan

Xem tất cả